Đã có nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra do sử dụng thuốc không đúng người, đúng vị. Đặc biệt là với những phụ nữ mang thai.
Thuốc Đông y vốn chiếm được lòng tin của mọi người nên khi sử dụng nhiều người thường chủ quan, thậm chí còn truyền tai nhau chỗ bốc thuốc, bốc hộ nhau và uống chung đơn mà không cần qua bắt mạch. Đã có nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra do sử dụng thuốc không đúng người, đúng vị. Đặc biệt là với những phụ nữ mang thai.
Chị Liên ở Hoàng Hoa Thám có thai ở tuần thứ bảy, nghe bạn bè mách uống thuốc Bắc con sẽ rất khỏe, nên cũng đi bắt mạch và được bác sĩ kê đơn, bốc cho năm thang thuốc. Khi mới uống đến thang thứ hai, chị đã bị đau bụng. Đi khám các bác sỹ cho biết, chị bị động thai và bị "dọa sẩy". Rất may chị đã đi khám, điều trị kịp thời bằng thuốc Tây và giữ được thai.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thay thế đối với phụ nữ mang thai.
Khi mới biết tin có thai, chị K., đã được mẹ chồng cắt thuốc Bắc ở tận quê gửi ra gọi là để "bồi bổ" cho cháu sau này sinh ra được "mát da mát thịt", có sức đề kháng tốt. Mới uống được đến bát thứ ba, chị K., đã bị đau bụng và tiêu chảy. Lúc ấy kiểm tra lại chị mới giật mình, thuốc đã mốc xanh, mốc vàng. Cũng may là chỉ sau vài lần đi ngoài chị đã cầm được, nếu cứ kéo dài không biết con sẽ bị ảnh hưởng ra sao-chị K. lo sợ.
Không được may mắn như những trường hợp trên, chị H., ở Nam Định thuộc hàng hiếm muộn, đến tận khi 37 tuổi chị mới mang thai con đầu lòng. Sức khỏe không tốt, cơ thể yếu nên chị muốn bồi bổ để con khỏe mạnh. Thấy mọi người mách ở làng bên cạnh có người bốc thuốc tốt chị nhờ họ hàng cắt cho một đợt. Uống không lâu, chị đã bị lưu thai khi thai ở tháng thứ tư. Mọi người trong nhà cho rằng nguyên nhân do chị uống thuốc Đông y.
Việc thai phụ uống thuốc Bắc có thể gặp phải những tác hại đối với thai nhi không phải không có cơ sở, bởi mặc dù được quan niệm là tốt, vô hại nhưng thực tế thuốc Đông y muốn có tác dụng tốt cũng phải dùng đúng cách. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y cho biết, thực tế nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ nhất định bị sẩy thai do dùng thuốc Đông y không đúng.
Không phải ai cũng dùng được!
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cho rằng, trong Đông y, không có thứ thuốc nào không độc, thuốc nào cũng có vài ba phần độc hại, kể cả thuốc bổ. Vì vậy mới xảy ra việc vị thuốc này dùng tốt cho người này nhưng chưa chắc đã tốt với người kia. Ngay cả với những phụ nữ có thai tùy theo cơ địa, thể trạng mà mỗi người phù hợp với một vị thuốc khác nhau.
Cụ thể như chỉ một vị nhân sâm, dù là thuốc bổ nhưng lại có những cách dùng không giống nhau. Không phải có bầu uống loại sâm nào cũng tốt vì nếu là thai hàn uống sâm Trung Quốc (có tính hàn) sẽ làm cơ thể thêm lạnh; nếu là thai nhiệt mà uống sâm của Hàn Quốc (có tính ôn) thì dễ dẫn đến sảy thai.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai trừ trường hợp cơ thể người mẹ quá yếu, không thể hấp thụ được thức ăn thì mới nên uống thuốc bởi không gì có thể thay thế được chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nếu ăn uống tốt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi phát triển bình thường, mẹ khỏe thì không cần phải dùng đến thuốc. Chỉ khi thai phụ bị nôn oẹ nhiều, không ăn uống được, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai hoặc trường hợp dọa sẩy thai, thai nhi không phát triển được thì mới nên dùng thuốc Đông y.
Tuy nhiên, mọi người nên đến những cơ sở có uy tín, do các bác sĩ chuyên khoa khám thì mới đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc bởi thực tế có nhiều trường hợp do trình độ của thầy thuốc kém, không biết xem mạch dẫn đến cho thuốc không đúng thể trạng. Ví dụ như thai nhiệt lại cho các vị nóng; tử cung hàn (bào cung hàn) lại cho uống thuốc có tính hàn; lúc dọa sẩy thai nếu không biết sẽ không nắm được và cho uống thuốc kích thích, sẽ gây sẩy thai. Đặc biệt, không nên nhờ người cắt thuốc Bắc hộ mà phải đến tận nơi để bắt mạch. Như vậy, đơn thuốc được kê mới phù hợp thể trạng, sức khỏe, tình trạng thai-bác sĩ Hướng cảnh báo.
Vân Hà
Thuốc Đông y vốn chiếm được lòng tin của mọi người nên khi sử dụng nhiều người thường chủ quan, thậm chí còn truyền tai nhau chỗ bốc thuốc, bốc hộ nhau và uống chung đơn mà không cần qua bắt mạch. Đã có nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra do sử dụng thuốc không đúng người, đúng vị. Đặc biệt là với những phụ nữ mang thai.
nhân-sâm(dammeso.com) |
Chị Liên ở Hoàng Hoa Thám có thai ở tuần thứ bảy, nghe bạn bè mách uống thuốc Bắc con sẽ rất khỏe, nên cũng đi bắt mạch và được bác sĩ kê đơn, bốc cho năm thang thuốc. Khi mới uống đến thang thứ hai, chị đã bị đau bụng. Đi khám các bác sỹ cho biết, chị bị động thai và bị "dọa sẩy". Rất may chị đã đi khám, điều trị kịp thời bằng thuốc Tây và giữ được thai.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thay thế đối với phụ nữ mang thai.
Khi mới biết tin có thai, chị K., đã được mẹ chồng cắt thuốc Bắc ở tận quê gửi ra gọi là để "bồi bổ" cho cháu sau này sinh ra được "mát da mát thịt", có sức đề kháng tốt. Mới uống được đến bát thứ ba, chị K., đã bị đau bụng và tiêu chảy. Lúc ấy kiểm tra lại chị mới giật mình, thuốc đã mốc xanh, mốc vàng. Cũng may là chỉ sau vài lần đi ngoài chị đã cầm được, nếu cứ kéo dài không biết con sẽ bị ảnh hưởng ra sao-chị K. lo sợ.
Không được may mắn như những trường hợp trên, chị H., ở Nam Định thuộc hàng hiếm muộn, đến tận khi 37 tuổi chị mới mang thai con đầu lòng. Sức khỏe không tốt, cơ thể yếu nên chị muốn bồi bổ để con khỏe mạnh. Thấy mọi người mách ở làng bên cạnh có người bốc thuốc tốt chị nhờ họ hàng cắt cho một đợt. Uống không lâu, chị đã bị lưu thai khi thai ở tháng thứ tư. Mọi người trong nhà cho rằng nguyên nhân do chị uống thuốc Đông y.
Việc thai phụ uống thuốc Bắc có thể gặp phải những tác hại đối với thai nhi không phải không có cơ sở, bởi mặc dù được quan niệm là tốt, vô hại nhưng thực tế thuốc Đông y muốn có tác dụng tốt cũng phải dùng đúng cách. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y cho biết, thực tế nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ nhất định bị sẩy thai do dùng thuốc Đông y không đúng.
Không phải ai cũng dùng được!
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cho rằng, trong Đông y, không có thứ thuốc nào không độc, thuốc nào cũng có vài ba phần độc hại, kể cả thuốc bổ. Vì vậy mới xảy ra việc vị thuốc này dùng tốt cho người này nhưng chưa chắc đã tốt với người kia. Ngay cả với những phụ nữ có thai tùy theo cơ địa, thể trạng mà mỗi người phù hợp với một vị thuốc khác nhau.
Cụ thể như chỉ một vị nhân sâm, dù là thuốc bổ nhưng lại có những cách dùng không giống nhau. Không phải có bầu uống loại sâm nào cũng tốt vì nếu là thai hàn uống sâm Trung Quốc (có tính hàn) sẽ làm cơ thể thêm lạnh; nếu là thai nhiệt mà uống sâm của Hàn Quốc (có tính ôn) thì dễ dẫn đến sảy thai.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai trừ trường hợp cơ thể người mẹ quá yếu, không thể hấp thụ được thức ăn thì mới nên uống thuốc bởi không gì có thể thay thế được chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nếu ăn uống tốt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi phát triển bình thường, mẹ khỏe thì không cần phải dùng đến thuốc. Chỉ khi thai phụ bị nôn oẹ nhiều, không ăn uống được, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai hoặc trường hợp dọa sẩy thai, thai nhi không phát triển được thì mới nên dùng thuốc Đông y.
Tuy nhiên, mọi người nên đến những cơ sở có uy tín, do các bác sĩ chuyên khoa khám thì mới đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc bởi thực tế có nhiều trường hợp do trình độ của thầy thuốc kém, không biết xem mạch dẫn đến cho thuốc không đúng thể trạng. Ví dụ như thai nhiệt lại cho các vị nóng; tử cung hàn (bào cung hàn) lại cho uống thuốc có tính hàn; lúc dọa sẩy thai nếu không biết sẽ không nắm được và cho uống thuốc kích thích, sẽ gây sẩy thai. Đặc biệt, không nên nhờ người cắt thuốc Bắc hộ mà phải đến tận nơi để bắt mạch. Như vậy, đơn thuốc được kê mới phù hợp thể trạng, sức khỏe, tình trạng thai-bác sĩ Hướng cảnh báo.
Vân Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét