Rau má, loại rau không chỉ quen thuộc trong nhiều gia đình với các món canh, xay làm nước uống… mà còn có nhiều công năng chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, rau má có vị hơi đắng, tính mát, không độc. Tác dụng giải nhiệt, giải độc, chống viêm, lợi tiểu, thường dùng để chữa viêm gan hoàng đản, sau sốt rét, dị ứng, ngứa rôm sảy, mụn nhọt, vết loét lâu ngày, thanh nhiệt, lợi tiểu, chảy máu cam, sốt, viêm đường tiết niệu, tiêu thủng… Liều dùng 30-40g tươi, 6-12g khô, dưới dạng xay hay giã nát lấy nước uống, nấu uống thay trà hàng ngày.
“Tuy nhiên, nếu dùng lượng nhiều (liều gấp đôi), tùy thể trạng nên dùng trong thời gian ngắn 5-10 ngày, vì cơ thể không hấp thu có thể có những tác dụng phụ: biếng ăn, đi tiểu nhiều lần gây mất ngủ”, lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP.HCM) lưu ý.
Cũng theo kinh nghiệm của lương y Nghĩa, rau má còn được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay hâm hấp nóng, vùng hạ sườn đau thường xuyên, khi ngủ thường bị vọp bẻ, giật mình.
Cách dùng: 50g rau má dùng cả lá rễ rửa sạch, râu bắp (ngô) 20g, nấu với 1.000 ml nước còn 300 ml, chia làm hai lần uống trong ngày, liên tục 30 ngày, theo dõi một số trường hợp kết quả rất khả quan.
Hải Ân
(PNO
rau-má(dammeso.com) |
“Tuy nhiên, nếu dùng lượng nhiều (liều gấp đôi), tùy thể trạng nên dùng trong thời gian ngắn 5-10 ngày, vì cơ thể không hấp thu có thể có những tác dụng phụ: biếng ăn, đi tiểu nhiều lần gây mất ngủ”, lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP.HCM) lưu ý.
Cũng theo kinh nghiệm của lương y Nghĩa, rau má còn được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay hâm hấp nóng, vùng hạ sườn đau thường xuyên, khi ngủ thường bị vọp bẻ, giật mình.
Cách dùng: 50g rau má dùng cả lá rễ rửa sạch, râu bắp (ngô) 20g, nấu với 1.000 ml nước còn 300 ml, chia làm hai lần uống trong ngày, liên tục 30 ngày, theo dõi một số trường hợp kết quả rất khả quan.
Hải Ân
(PNO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét