Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Bệnh sỏi thận nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh sỏi thận bị đau lưng hay bên hông, có máu trong nước tiểu, nóng sốt, đi tiểu thường xuyên, và thấy đau khi tiểu tiện. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu về bệnh sỏi thận và các phương pháp sử dụng điều trị sỏi thận:

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là do kết quả của sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu. Những sỏi này thành lập trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản (ureter) xuống bàng quang. Nếu nhỏ nó có thể thoát ra với nước tiểu. Trong trường hợp sỏi lớn không thể đi qua được niệu quản nên nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau. Có nhiều yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, vài loại ẩm thực, thuốc  và những điều kiện làm tăng hàm lượng canxi hay những chất khác như oxalat và axit uric trong nước tiểu. Loại sỏi thận thường thấy nhất là loại sỏi thận chứa canxi.

 Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận

Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận rất cao và bệnh sỏi thận giai đoạn đầu hầu hết xảy ra giữa tuổi 30 và 60. Tỷ lệ mắc bệnh cho đàn ông chưa từng mắc bệnh sỏi thận bao giờ là từ 3 tới 4 trường hợp cho 1000 người trong một năm giữa tuổi 30 và 60 và giảm dần với tuổi. Đối với đàn bà tỷ lệ cao nhất giữa tuổi 20 và 30 (khoảng 2 cho 1000 người mỗi năm) và giảm xuống 1 cho 1000 đàn bà trong một năm cho 10 năm sau.

Những cuộc nghiên cứu mới đây thông báo sự mắc bệnh sạn tận tái hồi từ 30% – 50% trong 5 năm. Tỷ lệ bệnh tái phát đối với đàn ông được báo cáo là 3 lần cao hơn đối với đàn bà. Tuy nhiên, những sự kiện lấy từ những nghiên cứu có kiểm soát ngẫu nhiên cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn, từ 2 cho 100 người một năm cho tới 5 cho 100 người một năm.

Các loại sỏi thận

Có nhiều loại sỏi thận. Khoảng 83% sỏi của đàn ông và 70% sỏi của đàn bà có chứa canxi, dưới hình thức canxi oxalat. Nói chung, bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay những bệnh cơ quan như bệnh cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) thường gây nên dưới 10% sỏi thận cho đàn ông và 25% sỏi thận cho đàn bà. Các loại sạn khác như cystin, uric và struvite thường ít thấy hơn. Tuy nhiên, chúng cần được chú trọng vì sự bệnh có thể tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sự kết hợp sỏi thận tùy thuộc nhiều yếu tố: nước tiểu, ẩm thực,  yếu tố di truyền cũng như sự hiện diện của những bệnh khác. Nồng độ, chứ không phải chỉ số lượng tổng quát những yếu tố trong nước tiểu là những xác định then chốt cho sự kết hợp sạn thận. Ý nghĩa của nồng độ nhấn mạnh tới sự quan trọng của số lượng chất lỏng được uống và của khối lượng nước tiểu. Tuy nhiên, sự thành lập sỏi không thể ước đoán được bằng thành phần nước tiểu không thôi. Một số yếu tố ẩm thực liên quan tới nguy cơ thấp mắc sạn thận gồm có dùng nhiều canxi, kali, phytate và dùng ít protein thực vật, natri và sucrose. Ngoại trừ ẩm thực, những yếu tố toàn thân (systemic factors) như chỉ số khối lượng thân hình (body mass index) cao (đặc biệt cho đàn bà) bệnh thống phong (gout) và bệnh cường tuyến cận giáp cũng có ảnh hưởng.


Triệu chứng bệnh sỏi thận

Tùy theo kích thước của sỏi thận, vị trí của cục sỏi trong niệu quản hoặc là nó có liên quan đến nhiễm trùng thận hay không, những triệu chứng có thể khác biệt như đau lưng hay bên hông, có máu trong nước tiểu, ói mửa, nóng sốt, đi tiểu thường xuyên hay có cảm giác cần đi tiểu ngay, và thấy đau khi tiểu tiện.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận

Trường hợp sỏi lớn hơn 20mm sử dụng phương pháp mổ, Nhưng với phương pháp này, người bệnh sẽ phải chịu đựng đau đớn kéo dài, có khả năng biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, suy giảm chức năng thận từ 10-30% trong trường hợp sỏi san hô phức tạp, suy yếu thành bụng, thậm chí sỏi còn bị sót. Điều này gây tổn thương và suy giảm sức khỏe rất lớn cho người bệnh sau khi phẫu thuật.

Trường hợp sỏi từ 10 - 20mm có thể dùng phương pháp phẫu thuật nội soi thận qua da siêu nhỏ (Ultra-mini NLPC)

Trường hợp sỏi 5 - 10mm, thì phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng. Tuy nhiên, nếu sỏi quá cứng hoặc sỏi ở đài dưới thận hay có bất thường về giải phẫu thì có thể là nguyên nhân gây thất bại, ngay cả khi bệnh nhân đã phải tán nhiều lần.

Trường hợp sỏi nhỏ hơn 5 mm thì người bệnh nên sử dụng phương pháp đông y, dùng hỗ trợ bằng các loại thảo dược tán sỏi như Kim Tiền Thảo, Chuối hột Rừng, lá cỏ tranh, bông mã đề... Đây cũng là những thảo dược hỗ trợ cho những người sau khi tán sỏi. Thường sử dụng thảo dược khá lành tính và mang lại hiệu quả bền lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét