Con gái tôi 4 tuổi, cháu phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên hiện chưa đến tuổi thay răng nhưng răng cửa của cháu bị sún hết. Xin hỏi có nên nhổ răng đó đi không? Nếu để chúng có gây ảnh hưởng gì không? Vì sao bị sún răng?
Nguyễn Thị Lan (duylan@...)
Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ, thường từ lúc trẻ 1 - 3 tuổi. Răng của hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài, dần dần răng đó mủn và tiêu đi, lâu dần chỉ còn những mỏm răng làm chân răng nằm sát với lợi rất cứng và đen bóng.
Tuy thế nhưng những trẻ bị răng sún thường không kêu đau nhức gì vì chỗ bị sún chỉ nông ở lớp ngoài chứ không sâu vào tủy răng như răng sâu. Nguyên nhân sún răng chưa được biết rõ. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác.
Thường gặp ở những trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng các loại thực phẩm. Tuy răng sún không gây đau và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nhưng thường trẻ này hay bị trêu nên ngại khi cười nói, vì vậy có tâm lý nhát hơn các trẻ khác. Nếu nhổ bỏ sớm răng sún, sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch, khểnh hoặc vẩu.
Vì vậy, không cần nhổ răng sún mà cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Kể cả khi răng bị sún vẫn cần chải răng hằng ngày để phòng sâu các răng khác. Cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các vi chất và khoáng chất cần thiết cho răng chắc khỏe như các loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, chất sắt, selen, vitamin nhóm B, C...
Kết hợp cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để trẻ không bị còi xương. Đây là yếu tố quan trọng để trẻ có cấu tạo khung xương nói chung và cung hàm rộng, đủ chỗ cho răng mọc không bị khấp khểnh. Nếu thấy răng vĩnh viễn mọc xấu, không đều, cần cho trẻ khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn nắn chỉnh sớm.
AloBacsi.vn
Theo BS. Trần Mạnh Toàn - Sức khỏe & Đời sống
Nguyễn Thị Lan (duylan@...)
Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ, thường từ lúc trẻ 1 - 3 tuổi. Răng của hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài, dần dần răng đó mủn và tiêu đi, lâu dần chỉ còn những mỏm răng làm chân răng nằm sát với lợi rất cứng và đen bóng.
Tuy thế nhưng những trẻ bị răng sún thường không kêu đau nhức gì vì chỗ bị sún chỉ nông ở lớp ngoài chứ không sâu vào tủy răng như răng sâu. Nguyên nhân sún răng chưa được biết rõ. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác.
Thường gặp ở những trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng các loại thực phẩm. Tuy răng sún không gây đau và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nhưng thường trẻ này hay bị trêu nên ngại khi cười nói, vì vậy có tâm lý nhát hơn các trẻ khác. Nếu nhổ bỏ sớm răng sún, sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch, khểnh hoặc vẩu.
Vì vậy, không cần nhổ răng sún mà cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Kể cả khi răng bị sún vẫn cần chải răng hằng ngày để phòng sâu các răng khác. Cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các vi chất và khoáng chất cần thiết cho răng chắc khỏe như các loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, chất sắt, selen, vitamin nhóm B, C...
Kết hợp cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để trẻ không bị còi xương. Đây là yếu tố quan trọng để trẻ có cấu tạo khung xương nói chung và cung hàm rộng, đủ chỗ cho răng mọc không bị khấp khểnh. Nếu thấy răng vĩnh viễn mọc xấu, không đều, cần cho trẻ khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn nắn chỉnh sớm.
AloBacsi.vn
Theo BS. Trần Mạnh Toàn - Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét