Cái thời của bà, cứ phải răng đen mới đẹp, đó là "khuôn vàng thước ngọc" rồi, cấm bàn cãi...
Ảnh tự search
Thế nên, khi mẹ mới 14, 15 tuổi là bà ngoại đã cho nhuộm răng đen ngay. Nhuộm răng công phu lắm, bao giờ phải đen nhánh hạt tuyền mới đạt yêu cầu. Nhuộm răng ít nhất phải ba lần mới xong, mỗi lần ấy mẹ - một cô bé con lại sợ chết khiếp vì phải chịu đau, phải kiêng khem ăn uống.
Nhìn chúng bạn gặm ngô, nhai mía mà thèm chảy nước miếng. Bà Ngoại biết nỗi thèm ấy nên "thiết quân luật" cấm đi chơi, cấm bạn bè đến, cấm ăn vặt. "Trời ạ, cứ ăn những thứ ấy vào có bằng giết tôi, nó thì phá hỏng hết cả thuốc còn chưa kịp ăn răng, hàm răng phải đen nhánh chứ không lại chả có "ma" nào nó nhòm ngó đến nơi cho mà xem". Bà Ngoại tôi luôn đưa ra những lập luận không bẻ vào đâu được.
Chỉ bấy nhiêu thôi là mẹ đã sợ hết vía, răm rắp làm theo lời bà ngoại. Và cũng nhờ cái "thiết quân luật" ấy của bà cũng đem tới một kết quả... mĩ mãn, đấy là hàm răng mẹ luôn đen nhánh trước thời gian, không lung lay, rụng gãy.
Thời ấy, là con gái thì ai cũng nhuộm răng đen cả. Vì thế mà có hội, cùng chia sẻ cho nhau kinh nghiệm kiêng khem để có hàm răng đẹp, khỏe. Nào là phải ngậm nước chanh suýt nữa thì... chảy máu cả chân răng, nào là dùng cau khô đánh răng đi đánh răng lại khiến răng suýt nữa thì lung lay sắp rụng cả hàm. Rồi thì đắp thuốc cả đêm, chỉ được húp cháo, thức ăn chỉ được nuốt chửng suốt cả tuần lễ.
Cái thời xưa ấy, nhuộm răng đen là thể hiện cái lề lối gia giáo của người con gái. Cô nào cứ thử không chịu nhuộm răng đen bị chê ngay là lẳng lơ, thậm chí còn bị mắng nặng lời như "răng trắng ởn như răng... chó luộc ấy". Thậm chí, theo lời bà kể thì ngày xưa, nhuộm răng đen còn thể hiện lòng yêu nước, yêu dòng máy Lạc Hồng "răng đen tóc dài".
Mẹ tôi còn nhớ rõ, ngày Tết mà gặp nhau, cô nào có hàm răng không đen nhánh là thua kém chị em. Đi chúc Tết, có hàm răng đen nhánh, đều tăm tắp quả là niềm tự hào không nhỏ!
Một ngày nào đó, cõ lẽ người phụ nữ với hàm răng đen nhánh chỉ có trên những tấm ảnh tư liệu. Chẳng biết có còn mùi hương nào nồng nàn như mùi trầu thuốc, hình ảnh nét cười phúc hậu nào như màu răng đen đánh thức ký ức tôi, đánh thức những miền nhớ sâu thẳm trong cõi lòng về những con người đã xa và sắp xa... đã đi qua và để lại dấu ấn không bao giờ mờ phai trong đời mình.
Gia đình Việt Nam
Ảnh tự search
Thế nên, khi mẹ mới 14, 15 tuổi là bà ngoại đã cho nhuộm răng đen ngay. Nhuộm răng công phu lắm, bao giờ phải đen nhánh hạt tuyền mới đạt yêu cầu. Nhuộm răng ít nhất phải ba lần mới xong, mỗi lần ấy mẹ - một cô bé con lại sợ chết khiếp vì phải chịu đau, phải kiêng khem ăn uống.
Nhìn chúng bạn gặm ngô, nhai mía mà thèm chảy nước miếng. Bà Ngoại biết nỗi thèm ấy nên "thiết quân luật" cấm đi chơi, cấm bạn bè đến, cấm ăn vặt. "Trời ạ, cứ ăn những thứ ấy vào có bằng giết tôi, nó thì phá hỏng hết cả thuốc còn chưa kịp ăn răng, hàm răng phải đen nhánh chứ không lại chả có "ma" nào nó nhòm ngó đến nơi cho mà xem". Bà Ngoại tôi luôn đưa ra những lập luận không bẻ vào đâu được.
Chỉ bấy nhiêu thôi là mẹ đã sợ hết vía, răm rắp làm theo lời bà ngoại. Và cũng nhờ cái "thiết quân luật" ấy của bà cũng đem tới một kết quả... mĩ mãn, đấy là hàm răng mẹ luôn đen nhánh trước thời gian, không lung lay, rụng gãy.
Thời ấy, là con gái thì ai cũng nhuộm răng đen cả. Vì thế mà có hội, cùng chia sẻ cho nhau kinh nghiệm kiêng khem để có hàm răng đẹp, khỏe. Nào là phải ngậm nước chanh suýt nữa thì... chảy máu cả chân răng, nào là dùng cau khô đánh răng đi đánh răng lại khiến răng suýt nữa thì lung lay sắp rụng cả hàm. Rồi thì đắp thuốc cả đêm, chỉ được húp cháo, thức ăn chỉ được nuốt chửng suốt cả tuần lễ.
Cái thời xưa ấy, nhuộm răng đen là thể hiện cái lề lối gia giáo của người con gái. Cô nào cứ thử không chịu nhuộm răng đen bị chê ngay là lẳng lơ, thậm chí còn bị mắng nặng lời như "răng trắng ởn như răng... chó luộc ấy". Thậm chí, theo lời bà kể thì ngày xưa, nhuộm răng đen còn thể hiện lòng yêu nước, yêu dòng máy Lạc Hồng "răng đen tóc dài".
Mẹ tôi còn nhớ rõ, ngày Tết mà gặp nhau, cô nào có hàm răng không đen nhánh là thua kém chị em. Đi chúc Tết, có hàm răng đen nhánh, đều tăm tắp quả là niềm tự hào không nhỏ!
Một ngày nào đó, cõ lẽ người phụ nữ với hàm răng đen nhánh chỉ có trên những tấm ảnh tư liệu. Chẳng biết có còn mùi hương nào nồng nàn như mùi trầu thuốc, hình ảnh nét cười phúc hậu nào như màu răng đen đánh thức ký ức tôi, đánh thức những miền nhớ sâu thẳm trong cõi lòng về những con người đã xa và sắp xa... đã đi qua và để lại dấu ấn không bao giờ mờ phai trong đời mình.
Gia đình Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét