Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

8 triệu chứng của bệnh tiểu đường bạn nên biết

Bạn hay khát nước, đi tiểu nhiều? Bạn hay cảm thấy đói, người mệt mỏi, sút cân nhanh? Vết thương trên da lâu lành hay chân tay có cảm giác tê bì, ngứa ran? Đó có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải căn bệnh tiểu đường. Nếu có những triệu chứng này thì bạn nên đi khám ngay để làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị bệnh kịp thời.
Tiêu khát là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường Type 2 có nguy hiểm không?
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tiêu khát
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bị tiểu đường kiêng ăn gì?
5 cách phòng chữa bệnh tiểu đường tiêu khát
Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc

1. Khát nhiều, tiểu nhiều
Bạn hay cảm thấy khát nước hơn bình thường cho dù vừa uống nước xong và bạn phải đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm. Nước tiểu trong, khi khô thường để lại mảng trắng hoặc vết bẩn. Khát nhiều và tiểu nhiều là triệu chứng tiểu đường thường đi kèm với nhau và đây là cách cơ thể đang cố gắng kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao.
Triệu chứng tiểu nhiều, khát nhiều là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc tiểu đường
2. Hay cảm thấy đói
Dù bạn không vận động, tập thể dục nhiều hoặc không ăn ít nhưng lại hay có cảm giác đói thì rất có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh tiểu đường, các tế bào không chuyển hóa được glucose khiến glucose đọng lại tế bào nên cơ thể không thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng nên bạn hay cảm thấy đói.
3. Mệt mỏi
Tiểu đường khiến bạn khát nhiều, tiểu nhiều, hay thấy đói và cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt, làm bạn luôn mệt mỏi, khó chịu. Thêm vào đó, theo thời gian, lượng đường trong máu cao khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
Mệt mỏi cũng là triệu chứng bệnh tiểu đường
4. Sút cân nhanh
Tiểu đường làm cho lượng đường trong máu cao và khiến bạn giảm cân nhanh chóng, có thể giảm 5 – 10kg chỉ trong 2 – 3 tháng. Nguyên nhân do hoóc môn insulin không đưa được glucose vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng nên cơ thể nghĩ rằng nó đang đói và phá hủy protein trong cơ bắp làm năng lượng thay thế. Ngoài ra, thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa và tiêu tốn nhiều calo.
5. Giảm thị lực
Lượng đường trong máu cao nên ảnh hưởng đến thị giác của bạn, làm bạn có cảm giác mờ khi nhìn mọi vật, giảm tầm nhìn. Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường thì triệu chứng mờ sẽ mất đi nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt có thể bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến đục thủy tinh thể, mù lòa.
6. Vết thương lâu lành
Khi bạn bị các vết xước da, thâm tím, nhiễm trùng nhưng lâu lành là triệu chứng khác của bệnh tiểu đường. Vết thương lâu lành do quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch khiến mạch máu bị hư hại. Các mạch máu bị hư hại làm cho máu khó lưu thông đến các vùng của cơ thể để chữa lành vết thương.
Tiểu đường cũng khiến các vết xước, bầm tím trên da lâu lành
7. Chân tay tê, ngứa ran
Tiểu đường khiến dây thần kinh của bạn bị tổn thương, khiến chân tay có cảm giác ngứa ran, tê, đau rát hoặc sưng; da khô, ngứa. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh tổn thương vĩnh viễn.
8. Nhiễm nấm
Bệnh tiểu đường khiến cơ thể rất nhạy cảm với các loại bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục vì nấm và vi khuẩn dễ sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Phụ nữ nhiễm nấm candida thường xuyên, nam giới nhiễm nấm men có thể là triệu chứng bị tiểu đường tấn công.

Lưu ý: Khi bạn nhận thấy mình có những triệu chứng trên thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm đường huyết ngay để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mù lòa, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét