Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm đại tràng co thắt chiếm khoảng 30 – 40% số bệnh nhân viêm đại tràng. Viêm đại tràng co thắt là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân vì nó gây đau đớn, người bệnh phải kiêng khem quá mức, hay cáu gắt, nổi nóng, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Hiểu rõ về bệnh viêm đại tràng co thắt sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Viêm đại tràng co thắt là gì?
Bệnh viêm đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng. Viêm đại tràng co thắt có thể do người bệnh ăn thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, hoặc lỵ a-míp; rối loạn nhu động ruột; lạm dụng kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn hoặc do rối loạn, sang chấn tâm thần.
Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá khó khăn vì triệu chứng của bệnh thay đổi tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Do đó, với từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác nhau: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X-quang đại tràng, soi trực tràng, sinh thiết (lấy một phần tế bào ở đại tràng soi dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh).
Viêm đại tràng co thắt là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân
Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
Bệnh viêm đại tràng co thắt có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Thông thường, viêm đại tràng co thắt thường có những triệu chứng sau đây:
- Rối loạn đại tiện kéo dài:
Người bệnh đi lỏng nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày), thường xảy ra từng đợt 5 – 7 ngày; phân thường nát, có chất nhầy trong, có khi có thức ăn chưa tiêu. Tình trạng đi lỏng tăng lên khi thay đổi thức ăn, thần kinh căng thẳng; trước khi đi đại tiện, bệnh nhân thường bị đau bụng nên có cảm giác muốn đi gấp.
Số khác lại bị táo bón với số lần đại tiện giảm (ít hơn 3 lần/tuần), phân khô cứng, có khi có chất nhầy. Trường hợp khác, bệnh nhân mắc viêm đại tràng co thắt lại có triệu chứng đi lỏng xen lẫn táo bón và bị từng đợt xen kẽ nhau, giữa hai đợt phân có thể bình thường.
- Đau bụng:
Người bệnh bị đau bụng âm ỉ nhưng không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi lại bình thường. Cảm giác đau bụng không đau theo cơn nhưng có thể tăng lên khi ăn một số thức ăn như tôm, cua, cá, sữa hoặc đau khi căng thẳng, lo lắng. Người bệnh viêm đại tràng co thắt thấy cảm giác đau, khó chịu ở bụng tăng lên khi bị táo bón và giảm bớt sau khi đi đại tiện.
- Đầy hơi, chướng bụng:
Người bệnh thường bị ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn nên không có cảm giác muốn ăn và ăn ít. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Vì thế, bác sĩ sẽ xem xét thêm những triệu chứng khác để chẩn đoán bệnh như: Buồn nôn, đau khó chịu ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn), các triệu chứng ngoài tiêu hóa như khó ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, lo lắng, suy sụp tinh thần.
Người bệnh viêm đại tràng co thắt thường có triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi
Điều trị viêm đại tràng co thế nào?
- Chế độ ăn uống: Đây là yếu tố quan trọng nhất để điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả. Người bệnh nên kiêng những thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu như: Sữa, tôm, cua, cá, khoai tây, sắn, xoài, mít, cam, quýt, chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, thức ăn ôi thiu, thực phẩm còn tươi sống như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá.
- Luyện tập: Người bệnh viêm đại tràng co thắt nên tập đi ngoài đều đặn 1 lần/ngày, mát xa bụng, tập khí công để hạn chế các rối loạn tiêu hóa.
- Điều trị bằng thuốc: Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc chỉ là điều trị các triệu chứng, bệnh nhân có triệu chứng gì thì dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng đó. Nếu bị chướng bụng đầy hơi thì dùng thuốc giảm đầy hơi chướng bụng; đau bụng do co thắt thì dùng thuốc chống co thắt; nếu đi ỉa lỏng thì dùng chống tiêu chảy, nếu táo bón thì dùng thuốc chống táo bón.
- Điều trị bằng đông y: Viêm đại tràng cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc đông y để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phục hồi niêm mạc đại tràng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét