Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Bệnh hô hấp vào mùa

Phòng bệnh khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM những ngày qua quá tải, đông nghẹt trẻ em với 5-6 trẻ nằm chung một giường, đến hành lang cũng không còn chỗ để nằm...

Trưa 4-10, anh T.C.T. (39 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) xin xuất viện để chuyển con sang bệnh viện khác điều trị.


Xem thêm KEM ĐÁNH RĂNG COLGATE CÓ CHẤT GÂY UNG THƯ

Con anh T. được chẩn đoán mắc chứng viêm tiểu phế quản mới được nhập viện khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 3-10.

Đêm đầu tiên nằm viện, con anh được xếp nằm cùng với 5 bé khác trên một giường, vợ chồng anh chỉ có một chỗ đứng duy nhất để thay nhau 
chăm con suốt đêm.

Ngày cao điểm: xếp 13 cháu một giường

Phòng 305 của khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ có 4 giường nhưng giường nào các bé cũng phải nằm ghép đặc kín. Người thân của trẻ chỉ có một chỗ duy nhất ngay bên giường bệnh để chăm bé.

Chị N.N.H. (26 tuổi, ngụ Long An) kể con chị 1 tháng tuổi, mắc bệnh viêm phổi. Mới sinh con nhưng đêm nào chị cũng phải đứng, cùng lắm là được ngồi để trông con vì trong phòng bệnh quá đông bệnh nhi.

Theo đúng chuẩn, phòng bệnh chỉ có 4 giường tức là 4 trẻ, nhưng thực tế 4 giường này luôn được xếp hơn 20 trẻ.

Hơn 20 trẻ phải có thêm hơn 20 người chăm sóc nên đến đêm phòng bệnh chỉ đủ chỗ cho người chăm trẻ đứng.

Chị H. còn cho hay theo danh sách nhân viên y tế xếp thì có tới mười mấy trẻ trên một giường và các bà mẹ dù có khéo đến mấy cũng chỉ xếp được 6-7 trẻ/giường, những bà mẹ còn lại phải tự bế con ra hành lang nằm.

Một nhân viên trong khoa đã xác nhận ngày cao điểm nhất, nhân viên y tế phải 
xếp 13 trẻ/giường.

Ngoài hành lang cũng có những câu chuyện “cười ra nước mắt”. Ngay ở hành lang khoa nội tổng quát 2 của bệnh viện có rất nhiều trẻ của khoa hô hấp xuống... nằm ké.

Những bé mới 1-2 tháng tuổi, đang bệnh mà phải nằm ở hành lang thấy rất thương xót, thế nhưng các bà mẹ lại cam chịu: “May lắm mới có được chỗ này nằm, chứ nhiều bà mẹ khác tối đến còn phải đưa con xuống dưới hành lang gần sân nằm, sương gió hắt vô”.

Chị N.T.D.E. (29 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) khoe chiều nay con chị được xuất viện nhưng suốt từ sáng đến giờ có hàng chục bà mẹ xuống gặp chị chỉ để... xin chị nhường lại chỗ 
nằm ở hành lang này(!).

Thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy có tới 60% trẻ em nội trú là từ các tỉnh chuyển lên, trong đó các bác sĩ khẳng định đa số trẻ mắc bệnh hô hấp có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, chỉ một số trường hợp nặng quá mới cần chuyển lên đây điều trị.

Cả hai bệnh viện Nhi Đồng đều quá tải

Bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết hiện đang là cao điểm của mùa bệnh hô hấp.

Những ngày này, số trẻ nhập viện nằm điều trị tại khoa dao động từ 400 đến hơn 500 trẻ/ngày. Ngày cao nhất có 514 trẻ nằm điều trị, đạt kỷ lục từ trước đến nay, trong khi số giường bệnh thực tế khoa chỉ có 100 giường.

Không riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1, ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, cho biết số trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện ở đây cũng tăng cao trong một tuần nay.

Hiện mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 2 có đến 500-600 trẻ mắc bệnh hô hấp nằm điều trị ở hai khoa hô hấp 1, hô hấp 2 và rải rác ở các khoa nội khác.

Các bác sĩ dự đoán số trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện sẽ vẫn tăng cao đến tháng 11, 12.

Nguyên nhân khiến số trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao trong thời gian này là do vào cao điểm của mùa bệnh.

Theo bác sĩ Anh Tuấn, cứ mưa tăng lên là số trẻ mắc bệnh hô hấp tăng lên. Mưa tăng, độ ẩm nhiều, các loại virút, vi khuẩn dễ phát triển, trong khi thay đổi thời tiết sức đề kháng của trẻ lại giảm nên trẻ dễ mắc bệnh.

Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng ho, có thể kèm theo sổ mũi, sốt... Khoảng 70% trẻ mắc bệnh sẽ khỏi bệnh, số còn lại sẽ bị viêm đường hô hấp dưới như xuống phổi gây viêm phổi, ở trẻ dưới 2 tuổi gây viêm tiểu phế quản, một số trẻ khác bị viêm phế quản...

Theo bác sĩ Anh Tuấn, gần đây nhiều trẻ bị biến chứng của bệnh viêm phổi như hoại tử phổi, ápxe phổi, viêm mủ màng phổi.

Những biến chứng này có nhiều năm không có bệnh nhi nào nhưng hai năm nay lại có chiều hướng tăng. Điều trị những biến chứng này cần nhiều thời gian, tốn kém, chưa kể trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn, một số trẻ bị cắt một phần phổi.

Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn kháng thuốc, trẻ từng sử dụng những loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch tức là giảm sức đề kháng như sử dụng thuốc corticoid, hoặc thuốc hạ sốt một số nhóm có tác dụng hạ sốt tốt nhưng lại có tác dụng 
ức chế miễn dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét