Nếu bạn đang trong tình trạng “ăn nhiều thấy tội lỗi”, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Jebsen KG nghiên cứu về bệnh tiểu đường tại Đại học Bergen có thể cho bạn một tin tốt. Ăn nhiều chất béo bão hòa có trong kem và bơ không làm tim và sức khỏe của bạn xấu đi.
KEM DANH RANG COLGATE GAY UNG THU
Trong một nghiên cứu về chế độ ăn của người Nauy mới (FATFUNC) công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng thực hành của Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu PGS Simon Nitter Dankel và đồng nghiệp đã khảo sát và lật đổ lý thuyết chế độ ăn uống cho rằng chất béo bão hòa là không tốt. Lý luận này đã tồn tại trong quan niệm về sức khỏe hơn 50 năm nay.
Các khái niệm về hạn chế chất béo bão hòa giúp có cân nặng khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính đã được giới thiệu trong các hướng dẫn về sức khỏe hàng chục năm. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học và các tổ chức y tế có những ý kiến ngược lại về tác hại của chất béo bão hòa.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đồng ý với cảnh báo của Chính phủ và lên tiếng rằng tiêu hóa chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol “có hại” trong máu, làm gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch.
Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn khuyến nghị nên bỏ việc nhấn mạnh vai trò của chất béo bão hòa trong tiến triển của bệnh tim, vì chưa có bằng chứng.
Chất béo bão hòa có trong bơ, pho mát
Đa số các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa. AHA khuyến cáo hạn chế sử dụng chất béo bão hòa- loại có trong bơ, pho mát, thịt đỏ và động vật khác- dựa vào tiếng nói của các nhà khoa học hàng chục năm.
Dankel và nhóm của ông đã thử nghiệm nguy cơ của chất béo bão hòa trên 38 nam giới bị béo bụng. Những người tham gia được chia thành hai nhóm và theo dõi, một nhóm có chế độ ăn nhiều chất béo, ít carbohydrate và một nhóm có chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbohydrate trong 12 tuần.
Các nhà nghiên cứu đo lượng mỡ ở vùng bụng, gan và tim. Họ cũng đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Chất lượng của chất béo và carbohydrate làm nên một chế độ ăn lành mạnh
Lý thuyết hiện nay về chất béo bão hòa cho rằng, hàm lượng chất béo cao, carbohydrate thấp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nhóm hàm lượng chất béo thấp và carbohydrate cao. Tuy nhiên, điều này không đúng, không có sự khác biệt trong hai nhóm thức ăn trên.
“Một lượng lớn chất béo bão hòa trong chế độ ăn và bản thân chất béo bão hòa không làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch” GS.BS tim mạch OttarNygard , người tham gia vào nghiên cứu cho biết.
“Những người tham gia trong nhóm chế độ ăn nhiều chất béo, có những cải thiện đáng kể các yếu tố nguy cơ tim mạch như: lớp mỡ dưới da, huyết áp, mỡ máu (triglycerides), insulin và đường máu” OttarNygard cho biết.
Tiêu hao năng lượng, protein, acid béo không bão hòa phức và các loại thực phẩm tương tự ở cả hai nhóm, chỉ có sự thay đổi về số lượng. Hàm lượng đường thêm vào ở mức tối thiểu.
Mức tiêu hao năng lượng của hai nhóm ở trong giới hạn bình thường. Những người tham gia cho rằng tăng lượng năng lượng vẫn làm giảm tích trữ mỡ và nguy cơ mắc bệnh.
“Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng nguyên tắc đúng của chế độ ăn lành mạnh không phải là số lượng của chất béo hay carbohydrate mà là chất lượng của thức ăn chúng ta ăn vào,” TS Johnny Laupsa-Borge tuyên bố.
Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol “có lợi”
Các nghiên cứu từ FATFUNC đã làm thay đổi lý luận cho rằng nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch từ chất béo bão hòa bằng cách làm tăng hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)- cholesterol “có hại” trong máu. Các nhà nghiên cứu không chỉ thấy không có sự gia tăng LDL cholesterol mà còn thấy chế độ ăn nhiều chất béo chỉ làm gia tăng lượng cholestrol “có lợi”.
“ Những kết luận này cho thấy những nguời khỏe mạnh có thể hấp thụ một lượng lớn chất béo bão hòa, miễn là chất lượng của chất béo tốt và tổng năng lượng cung cấp không quá nhiều. Điều này có thể rất tốt cho sức khỏe.” GS. BS. Ottar Nygård
Các nguy cơ về sức khỏe do sử dụng lượng chất béo đã bị phóng đại lên quá nhiều. Nó chỉ quan trọng đối với sức khỏe của cộng đồng nhằm khuyến khích giảm sử dụng các sản phẩm chất béo đã qua chế biến và thực phẩm nhiều đường”, Dankel kết luận.
Trong một nghiên cứu về chế độ ăn của người Nauy mới (FATFUNC) công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng thực hành của Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu PGS Simon Nitter Dankel và đồng nghiệp đã khảo sát và lật đổ lý thuyết chế độ ăn uống cho rằng chất béo bão hòa là không tốt. Lý luận này đã tồn tại trong quan niệm về sức khỏe hơn 50 năm nay.
Các khái niệm về hạn chế chất béo bão hòa giúp có cân nặng khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính đã được giới thiệu trong các hướng dẫn về sức khỏe hàng chục năm. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học và các tổ chức y tế có những ý kiến ngược lại về tác hại của chất béo bão hòa.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đồng ý với cảnh báo của Chính phủ và lên tiếng rằng tiêu hóa chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol “có hại” trong máu, làm gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch.
Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn khuyến nghị nên bỏ việc nhấn mạnh vai trò của chất béo bão hòa trong tiến triển của bệnh tim, vì chưa có bằng chứng.
Chất béo bão hòa có trong bơ, pho mát
Đa số các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa. AHA khuyến cáo hạn chế sử dụng chất béo bão hòa- loại có trong bơ, pho mát, thịt đỏ và động vật khác- dựa vào tiếng nói của các nhà khoa học hàng chục năm.
Dankel và nhóm của ông đã thử nghiệm nguy cơ của chất béo bão hòa trên 38 nam giới bị béo bụng. Những người tham gia được chia thành hai nhóm và theo dõi, một nhóm có chế độ ăn nhiều chất béo, ít carbohydrate và một nhóm có chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbohydrate trong 12 tuần.
Các nhà nghiên cứu đo lượng mỡ ở vùng bụng, gan và tim. Họ cũng đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Chất lượng của chất béo và carbohydrate làm nên một chế độ ăn lành mạnh
Lý thuyết hiện nay về chất béo bão hòa cho rằng, hàm lượng chất béo cao, carbohydrate thấp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nhóm hàm lượng chất béo thấp và carbohydrate cao. Tuy nhiên, điều này không đúng, không có sự khác biệt trong hai nhóm thức ăn trên.
“Một lượng lớn chất béo bão hòa trong chế độ ăn và bản thân chất béo bão hòa không làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch” GS.BS tim mạch OttarNygard , người tham gia vào nghiên cứu cho biết.
“Những người tham gia trong nhóm chế độ ăn nhiều chất béo, có những cải thiện đáng kể các yếu tố nguy cơ tim mạch như: lớp mỡ dưới da, huyết áp, mỡ máu (triglycerides), insulin và đường máu” OttarNygard cho biết.
Tiêu hao năng lượng, protein, acid béo không bão hòa phức và các loại thực phẩm tương tự ở cả hai nhóm, chỉ có sự thay đổi về số lượng. Hàm lượng đường thêm vào ở mức tối thiểu.
Mức tiêu hao năng lượng của hai nhóm ở trong giới hạn bình thường. Những người tham gia cho rằng tăng lượng năng lượng vẫn làm giảm tích trữ mỡ và nguy cơ mắc bệnh.
“Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng nguyên tắc đúng của chế độ ăn lành mạnh không phải là số lượng của chất béo hay carbohydrate mà là chất lượng của thức ăn chúng ta ăn vào,” TS Johnny Laupsa-Borge tuyên bố.
Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol “có lợi”
Các nghiên cứu từ FATFUNC đã làm thay đổi lý luận cho rằng nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch từ chất béo bão hòa bằng cách làm tăng hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)- cholesterol “có hại” trong máu. Các nhà nghiên cứu không chỉ thấy không có sự gia tăng LDL cholesterol mà còn thấy chế độ ăn nhiều chất béo chỉ làm gia tăng lượng cholestrol “có lợi”.
“ Những kết luận này cho thấy những nguời khỏe mạnh có thể hấp thụ một lượng lớn chất béo bão hòa, miễn là chất lượng của chất béo tốt và tổng năng lượng cung cấp không quá nhiều. Điều này có thể rất tốt cho sức khỏe.” GS. BS. Ottar Nygård
Các nguy cơ về sức khỏe do sử dụng lượng chất béo đã bị phóng đại lên quá nhiều. Nó chỉ quan trọng đối với sức khỏe của cộng đồng nhằm khuyến khích giảm sử dụng các sản phẩm chất béo đã qua chế biến và thực phẩm nhiều đường”, Dankel kết luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét