COLGATE GAY UNG THU
Nói đến sữa chua, chúng ta ai cũng biết rằng sữa chua rất tốt cho cơ thể. Nhưng có một số vấn đề quan trọng có thể chúng ta vẫn còn mơ hồ không rõ. 7 câu hỏi và trả lời dưới đây sẽ giải thích cho bạn.
1. Sữa chua có thể phòng chống ung thư không?
Trả lời: CÓ!
Viện sĩ Ngụy Phúc Thịnh - chuyên viên nghiên cứu về môi trường thuộc Học viện kỹ thuật điện quang và khoa học môi trường (Trung Quốc) từng giới thiệu, axit lactic probiotic trong thành phần của sữa chua là chất có thể ngăn chặn sự hấp thụ độc tố cadmium. Khi bạn ăn sữa chua ở một mức độ nhất định, có thể có tác dụng phòng chống ung thư.
Cadmium là một chất gây ô nhiễm môi trường. Trong các loại nông sản thì gạo là thứ dễ bị nhiễm cadmium. Nếu cơ thể chúng ta hấp thụ phải cadmium sẽ rất khó để đào thải nó ra ngoài.
Cadmium sẽ gây loãng xương hoặc ở dạng canxi trong xương gây đau đớn. Hấp thụ quá nhiều cadmium sẽ dẫn đến ngộ độc.
Vì mức độ độc tố của cadmium và những tổn hại nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe con người, cơ quan nghiên cứu về bệnh ung thư quốc tế thuộc tổ chức y tế thế giới (IARC) đã phân loại chất này vào nhóm chất gây ung thư…Cho nên, ăn sữa chua là một hình thức giúp ngăn chặn hấp thụ độc tố cadmium.
2. Sữa chua có thể làm nóng rồi mới ăn không?
Trả lời: CÓ!
- Thực ra, cách ăn sữa chua đơn giản nhất là lấy chúng ra ngoài tủ lạnh cho bớt lạnh rồi ăn. Nhưng nếu không muốn ăn lạnh cũng có thể làm nóng ở nhiệt độ thích hợp.
- Tốt nhất là làm nóng sữa chua trong lò vi sóng. Bạn có thể hâm nóng khoảng 20 giây, sữa chua được lắc đều và nóng lên khoảng 25 độ C. Khi đó, axit lactic probiotic và các vi khuẩn có lợi trong sữa chua vẫn giữ nguyên như ban đầu cả về chất lượng và số lượng.
3. Sau khi ăn sữa chua có cần phải súc miệng?
Trả lời: CÓ!
- Bản chất sữa chua thường có độ kết dính. Sau khi ăn sữa chua thường dễ dính vào bề mặt răng. Nếu ăn sữa chua mà không chú ý làm sạch răng miệng, sẽ dễ hình thành mảng bám, gây sâu răng. Vì vậy, cần thiết phải súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn sữa chua.
- Tốt nhất, bạn có thể dùng ống hút khi ăn sữa chua để giảm thiểu cơ hội sữa chua tiếp xúc với răng, tránh được các bệnh về răng.
4. Dùng sữa chua sau bữa ăn có thể giảm cân?
Trả lời: KHÔNG!
- Rất nhiều người thích ăn sữa chua ngay sau bữa ăn vì nghĩ rằng sữa chua sẽ phân giải lượng dầu mỡ trong thức ăn vừa ăn và có thể giảm cân. Thực ra, đó chỉ là một sự hiểu lầm.
- Bởi vì bản thân sữa chua đã chứa một lượng calorie nhất định, thường thì cứ 100 gram sữa bò cung cấp 54 kcal, mà sữa chua cung cấp đến 72 kcal, cho dù là sữa chua tách béo thì năng lượng hấp thụ vào cơ thể cũng không phải là thấp.
Và như thế sau bữa ăn lại ăn sữa chua, giống như những năng lượng này được hấp thụ ngoài định mức, không những không giảm cân mà còn có thể tăng thêm cân.
5. Sữa chua càng nhiều các loại vi khuẩn càng tốt?
Trả lời: KHÔNG!
- Chủng loại và số lượng vi khuẩn có lợi trong sữa chua thường là mánh lới quảng cáo của các doanh nghiệp. Trên thực tế, số lượng vi khuẩn không nhất định phải càng nhiều càng tốt.
- Loại vi khuẩn thực sự có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta trong sữa chua thực chất chỉ có hai loại, đó là lactobacillus bulgaricus và stretococcus thermophiles. Hơn nữa, nếu như cơ thể hấp thụ quá nhiều các loại vi khuẩn, có thể sẽ không có lợi cho sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường.
6. Sữa chua ra nước có phải là đã biến chất?
Trả lời: KHÔNG!
- Sữa chua chưa hết hạn lưu trữ trong tủ lạnh, có lúc sẽ xuất hiện nước màu vàng nhạt trên bề mặt, đó là hiện tượng bình thường. Nước này đơn giản chỉ là một phần protein chứa trong sữa.
- Sữa chua ra nước thường xuất hiện trong sữa chua không cho thêm chất làm đông. Vì thế chỉ cần sữa chua chưa quá hạn sử dụng là có thể yên tâm sử dụng.
7. Sữa chua không chất béo thì lượng calorie thấp?
Trả lời: KHÔNG!
- Không ít phụ nữ thích làm đẹp, những người muốn giảm cân lựa chọn sữa chua không béo thay cho sữa chua còn nguyên chất béo. Họ cho rằng như vậy càng có lợi cho giảm cân. Nhưng thực ra không hẳn là như vậy.
- Trên thực tế, so với sữa chua còn nguyên chất béo thì sữa chua không béo không còn đủ hương vị sữa, khi ăn tất nhiên không cảm thấy vị ngon nữa. Để bù đắp cho phần thiếu hụt đó, người ta thường cho thêm hương vị và đường vào sữa chua không béo. Và như vậy thì giá trị năng lượng cuối cùng của hai loại là như nhau.
Tóm lại, chúng ta có thể sử dụng sữa chua không đường ít chất béo, calo thấp, nhưng lượng ăn vào cũng cần phải thích hợp. Hãy nhớ bất cứ thứ gì ăn quá nhiều, năng lượng đều sẽ tăng lên.
Nói đến sữa chua, chúng ta ai cũng biết rằng sữa chua rất tốt cho cơ thể. Nhưng có một số vấn đề quan trọng có thể chúng ta vẫn còn mơ hồ không rõ. 7 câu hỏi và trả lời dưới đây sẽ giải thích cho bạn.
1. Sữa chua có thể phòng chống ung thư không?
Trả lời: CÓ!
Viện sĩ Ngụy Phúc Thịnh - chuyên viên nghiên cứu về môi trường thuộc Học viện kỹ thuật điện quang và khoa học môi trường (Trung Quốc) từng giới thiệu, axit lactic probiotic trong thành phần của sữa chua là chất có thể ngăn chặn sự hấp thụ độc tố cadmium. Khi bạn ăn sữa chua ở một mức độ nhất định, có thể có tác dụng phòng chống ung thư.
Cadmium là một chất gây ô nhiễm môi trường. Trong các loại nông sản thì gạo là thứ dễ bị nhiễm cadmium. Nếu cơ thể chúng ta hấp thụ phải cadmium sẽ rất khó để đào thải nó ra ngoài.
Cadmium sẽ gây loãng xương hoặc ở dạng canxi trong xương gây đau đớn. Hấp thụ quá nhiều cadmium sẽ dẫn đến ngộ độc.
Vì mức độ độc tố của cadmium và những tổn hại nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe con người, cơ quan nghiên cứu về bệnh ung thư quốc tế thuộc tổ chức y tế thế giới (IARC) đã phân loại chất này vào nhóm chất gây ung thư…Cho nên, ăn sữa chua là một hình thức giúp ngăn chặn hấp thụ độc tố cadmium.
2. Sữa chua có thể làm nóng rồi mới ăn không?
Trả lời: CÓ!
- Thực ra, cách ăn sữa chua đơn giản nhất là lấy chúng ra ngoài tủ lạnh cho bớt lạnh rồi ăn. Nhưng nếu không muốn ăn lạnh cũng có thể làm nóng ở nhiệt độ thích hợp.
- Tốt nhất là làm nóng sữa chua trong lò vi sóng. Bạn có thể hâm nóng khoảng 20 giây, sữa chua được lắc đều và nóng lên khoảng 25 độ C. Khi đó, axit lactic probiotic và các vi khuẩn có lợi trong sữa chua vẫn giữ nguyên như ban đầu cả về chất lượng và số lượng.
3. Sau khi ăn sữa chua có cần phải súc miệng?
Trả lời: CÓ!
- Bản chất sữa chua thường có độ kết dính. Sau khi ăn sữa chua thường dễ dính vào bề mặt răng. Nếu ăn sữa chua mà không chú ý làm sạch răng miệng, sẽ dễ hình thành mảng bám, gây sâu răng. Vì vậy, cần thiết phải súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn sữa chua.
- Tốt nhất, bạn có thể dùng ống hút khi ăn sữa chua để giảm thiểu cơ hội sữa chua tiếp xúc với răng, tránh được các bệnh về răng.
4. Dùng sữa chua sau bữa ăn có thể giảm cân?
Trả lời: KHÔNG!
- Rất nhiều người thích ăn sữa chua ngay sau bữa ăn vì nghĩ rằng sữa chua sẽ phân giải lượng dầu mỡ trong thức ăn vừa ăn và có thể giảm cân. Thực ra, đó chỉ là một sự hiểu lầm.
- Bởi vì bản thân sữa chua đã chứa một lượng calorie nhất định, thường thì cứ 100 gram sữa bò cung cấp 54 kcal, mà sữa chua cung cấp đến 72 kcal, cho dù là sữa chua tách béo thì năng lượng hấp thụ vào cơ thể cũng không phải là thấp.
Và như thế sau bữa ăn lại ăn sữa chua, giống như những năng lượng này được hấp thụ ngoài định mức, không những không giảm cân mà còn có thể tăng thêm cân.
5. Sữa chua càng nhiều các loại vi khuẩn càng tốt?
Trả lời: KHÔNG!
- Chủng loại và số lượng vi khuẩn có lợi trong sữa chua thường là mánh lới quảng cáo của các doanh nghiệp. Trên thực tế, số lượng vi khuẩn không nhất định phải càng nhiều càng tốt.
- Loại vi khuẩn thực sự có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta trong sữa chua thực chất chỉ có hai loại, đó là lactobacillus bulgaricus và stretococcus thermophiles. Hơn nữa, nếu như cơ thể hấp thụ quá nhiều các loại vi khuẩn, có thể sẽ không có lợi cho sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường.
6. Sữa chua ra nước có phải là đã biến chất?
Trả lời: KHÔNG!
- Sữa chua chưa hết hạn lưu trữ trong tủ lạnh, có lúc sẽ xuất hiện nước màu vàng nhạt trên bề mặt, đó là hiện tượng bình thường. Nước này đơn giản chỉ là một phần protein chứa trong sữa.
- Sữa chua ra nước thường xuất hiện trong sữa chua không cho thêm chất làm đông. Vì thế chỉ cần sữa chua chưa quá hạn sử dụng là có thể yên tâm sử dụng.
7. Sữa chua không chất béo thì lượng calorie thấp?
Trả lời: KHÔNG!
- Không ít phụ nữ thích làm đẹp, những người muốn giảm cân lựa chọn sữa chua không béo thay cho sữa chua còn nguyên chất béo. Họ cho rằng như vậy càng có lợi cho giảm cân. Nhưng thực ra không hẳn là như vậy.
- Trên thực tế, so với sữa chua còn nguyên chất béo thì sữa chua không béo không còn đủ hương vị sữa, khi ăn tất nhiên không cảm thấy vị ngon nữa. Để bù đắp cho phần thiếu hụt đó, người ta thường cho thêm hương vị và đường vào sữa chua không béo. Và như vậy thì giá trị năng lượng cuối cùng của hai loại là như nhau.
Tóm lại, chúng ta có thể sử dụng sữa chua không đường ít chất béo, calo thấp, nhưng lượng ăn vào cũng cần phải thích hợp. Hãy nhớ bất cứ thứ gì ăn quá nhiều, năng lượng đều sẽ tăng lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét