Hoài sơn - Vị thuốc điều hòa âm dương
Củ khoai mài.
Khoai mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời với tên thuốc hoài sơn. Tên khoa học là Dioscorea.
Dưới đây là một số bài thuốc đông y tiêu biểu thường dùng hoài sơn làm chủ dược:
Bài Lục vị hoàn gồm có vị thục địa 32g, hoài sơn 16g, đơn bì 12g, sơn thù 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g bằng cách sắc uống hoặc làm hoàn uống. Chữa thận âm hư, biểu hiện chứng nóng trong, người gầy, đổ mồ hôi trộm, lưng gối yếu mỏi... Đây là bài thuốc được các thầy thuốc đông y hay sử dụng chữa trị nhiều chứng bệnh do âm huyết hư suy, nhất là trẻ em gầy gò biếng ăn chậm lớn. Hải Thượng Lãn Ông có viết: "Người thầy thuốc mà không biết sử dụng bài Lục vị, và bài Bát vị làm hai phương điều hoà âm dương, thì việc làm thuốc thiếu mất quá nửa".
Bài Sâm linh bạch truật tán gồm: đảng sâm 12g, hoài sơn 14g, bạch truật12g, phục linh 12g, bạch biển đậu12g, hạt sen 12g, ý dĩ 12g, cát cánh 8g, trần bì 8, sa nhân 6g, cam thảo12g, đại táo 3 quả tất cả các vị sắc uống hoặc tán bột, ngày uống 3 lần. Chủ trị tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, nôn, tiêu chảy, hình thể hư luỵ, chân tay vô lực.
Bài Sơn dược thang gồm: hoài sơn 20g, cát căn 20g, bạch truật 20g, hoàng kỳ 20g, phòng đảng sâm 20, cam thảo 8g. Hoặc bài Lục vị gia mạch môn, hoàng kỳ, thiên hoa phấn mỗi vị 14g sắc uống ngày một thang. Đây là hai bài thuốc thường dùng chữa tiêu khát "tiểu đương".
Bài Sơn dược hoàn gồm: thục địa 32g, hoài sơn 16, phục linh 12g, sơn thù 12g, xa tiền tử 12g, đơn bì 12g, phụ tử 4g, nhục quế, thổ ty tử 12g, nhục thung dung, ngũ vị tử 12g, thạch hộc 12g, long cốt 10g, cửu thái tử 12g, có thể sắc uống ngày một thang hoặc làm hoàn ngày uống mỗi lần 15g ngày uống 3 lần. Chữa thận suy hạ nguyên không vững, tiểu đục, đau lưng, yếu chân.
Hoài sơn có tính bổ, thu liêm người có thực tà, thấp nhiệt không dùng nhiều.
(suckhoedoisong.vn
Củ khoai mài.
Khoai mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời với tên thuốc hoài sơn. Tên khoa học là Dioscorea.
Dưới đây là một số bài thuốc đông y tiêu biểu thường dùng hoài sơn làm chủ dược:
Bài Lục vị hoàn gồm có vị thục địa 32g, hoài sơn 16g, đơn bì 12g, sơn thù 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g bằng cách sắc uống hoặc làm hoàn uống. Chữa thận âm hư, biểu hiện chứng nóng trong, người gầy, đổ mồ hôi trộm, lưng gối yếu mỏi... Đây là bài thuốc được các thầy thuốc đông y hay sử dụng chữa trị nhiều chứng bệnh do âm huyết hư suy, nhất là trẻ em gầy gò biếng ăn chậm lớn. Hải Thượng Lãn Ông có viết: "Người thầy thuốc mà không biết sử dụng bài Lục vị, và bài Bát vị làm hai phương điều hoà âm dương, thì việc làm thuốc thiếu mất quá nửa".
Bài Sâm linh bạch truật tán gồm: đảng sâm 12g, hoài sơn 14g, bạch truật12g, phục linh 12g, bạch biển đậu12g, hạt sen 12g, ý dĩ 12g, cát cánh 8g, trần bì 8, sa nhân 6g, cam thảo12g, đại táo 3 quả tất cả các vị sắc uống hoặc tán bột, ngày uống 3 lần. Chủ trị tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, nôn, tiêu chảy, hình thể hư luỵ, chân tay vô lực.
Bài Sơn dược thang gồm: hoài sơn 20g, cát căn 20g, bạch truật 20g, hoàng kỳ 20g, phòng đảng sâm 20, cam thảo 8g. Hoặc bài Lục vị gia mạch môn, hoàng kỳ, thiên hoa phấn mỗi vị 14g sắc uống ngày một thang. Đây là hai bài thuốc thường dùng chữa tiêu khát "tiểu đương".
Bài Sơn dược hoàn gồm: thục địa 32g, hoài sơn 16, phục linh 12g, sơn thù 12g, xa tiền tử 12g, đơn bì 12g, phụ tử 4g, nhục quế, thổ ty tử 12g, nhục thung dung, ngũ vị tử 12g, thạch hộc 12g, long cốt 10g, cửu thái tử 12g, có thể sắc uống ngày một thang hoặc làm hoàn ngày uống mỗi lần 15g ngày uống 3 lần. Chữa thận suy hạ nguyên không vững, tiểu đục, đau lưng, yếu chân.
Hoài sơn có tính bổ, thu liêm người có thực tà, thấp nhiệt không dùng nhiều.
(suckhoedoisong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét