Người bị viêm phế quản mạn tính, cứ mỗi lần thời tiết thay đổi hay người mệt lại tái phát. Đi khám bệnh, thường được điều trị bằng kháng sinh.
Uống kháng sinh nhiều lần gây nguy cơ kháng thuốc và hại gan, hại thận mà bệnh vẫn không khỏi.
Có 2 bài thuốc Y học Cổ truyền kinh nghiệm chữa viêm phế quản mạn tính và viêm họng mạn tính sau:
I. Viêm phế quản mạn tính: Y học Cổ truyền chia viêm phế quản làm hai thể: Phế hư nhiệt và phế hư hàn.
1) Phế hư nhiệt:
a) Triệu chứng: Ho không kịch liệt nhưng thường kéo dài, hay tái phát mỗi khi thời tiết xấu hay người mệt nhọc. Thường kèm theo các dấu hiệu suy nhược, cơ thể mỏi mệt, ho khan không đờm hoặc đờm đặc, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, lòng bàn tay, bàn chân ấm hoặc nóng, mạch nhanh hơn bình thường.
b) Bài thuốc kinh nghiệm: - Nam sâm 15g, Mạch môn10g, Ngũ vị tử 5g, Cát cánh 12g, Hoài sơn 20g, Kim ngân hoa15g, Cảm thảo 5g. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống. Nếu có táo bón thì gia thêm một thìa cà phê muối sao qua.
2) Phế hư hàn (Viêm cục bộ):
a) Triệu chứng: Ho không kịch liệt, hay tái phát khi gặp lạnh, mệt nhọc, thường kèm theo các dấu hiệu hàn tính. Thường mỏi mệt, sợ lạnh (Cả khi không phát sốt), ho có đờm loãng, dễ khạc, nước tiểu trong, phân lỏng, nát, lưỡi nhợt, lòng bàn tay, bàn chân mát hoặc lạnh, mạch chìm hơn bình thường.
b) Bài thuốc kinh nghiệm: - Sâm bố chính 15g, Hoàng kì 10g, Bạch truật 20g, Trần bì lâu năm 10g, Viễn chí 10g, Ngũ vị tử 5g, Bán hạ chế 10g, Cát cánh 10g, Cảm thảo 5g. Sắc uống, ngày 1 thang. Nếu phân lỏng, gia Kha tử 10g. Nếu kém ăn, gia Mộc hương 10g.
Đồng thời với việc dùng thuốc uống trong, kết hợp với phương pháp điều trị ngoài như sau:
Dùng ngón tay cái xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ (lực xoa vừa phải) 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân mỗi bên từ 10-20 phút. Ngày xoa 2 lần sáng và chiều.
II. - Viêm họng mạn tính: Tuỳ theo 2 thể phế hư nhiệt hay phế hư hàn, dùng 1 trong 2 bài thuốc kinh nghiệm nói trên, kèm theo với bài thuốc kinh nghiệm sau:
Xạ can 15g, Liên kiều 15g, Cam thảo 6g, Dấm thanh 1/2 chén con. (không lầm với dấm ăn)
Cách dùng: Sắc đặc 3 vị thuốc. Sắc xong bỏ bã, khi uống hoà với dấm thanh.
Cách uống: Ngậm liên tục từng ngụm nhỏ và nuốt dần dần.
Phương pháp điều trị ngoài: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ day bóp 2 bên móng tay của đầu ngón tay cái bên kia và ngược lại. Lực vừa phải, mỗi bên 10-20 phút. Ngày 2 lần
Nguyễn Chu Công
(X1, Kim Thượng, xã Kim Bình,
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam)
Uống kháng sinh nhiều lần gây nguy cơ kháng thuốc và hại gan, hại thận mà bệnh vẫn không khỏi.
Có 2 bài thuốc Y học Cổ truyền kinh nghiệm chữa viêm phế quản mạn tính và viêm họng mạn tính sau:
I. Viêm phế quản mạn tính: Y học Cổ truyền chia viêm phế quản làm hai thể: Phế hư nhiệt và phế hư hàn.
1) Phế hư nhiệt:
a) Triệu chứng: Ho không kịch liệt nhưng thường kéo dài, hay tái phát mỗi khi thời tiết xấu hay người mệt nhọc. Thường kèm theo các dấu hiệu suy nhược, cơ thể mỏi mệt, ho khan không đờm hoặc đờm đặc, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, lòng bàn tay, bàn chân ấm hoặc nóng, mạch nhanh hơn bình thường.
b) Bài thuốc kinh nghiệm: - Nam sâm 15g, Mạch môn10g, Ngũ vị tử 5g, Cát cánh 12g, Hoài sơn 20g, Kim ngân hoa15g, Cảm thảo 5g. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống. Nếu có táo bón thì gia thêm một thìa cà phê muối sao qua.
2) Phế hư hàn (Viêm cục bộ):
a) Triệu chứng: Ho không kịch liệt, hay tái phát khi gặp lạnh, mệt nhọc, thường kèm theo các dấu hiệu hàn tính. Thường mỏi mệt, sợ lạnh (Cả khi không phát sốt), ho có đờm loãng, dễ khạc, nước tiểu trong, phân lỏng, nát, lưỡi nhợt, lòng bàn tay, bàn chân mát hoặc lạnh, mạch chìm hơn bình thường.
b) Bài thuốc kinh nghiệm: - Sâm bố chính 15g, Hoàng kì 10g, Bạch truật 20g, Trần bì lâu năm 10g, Viễn chí 10g, Ngũ vị tử 5g, Bán hạ chế 10g, Cát cánh 10g, Cảm thảo 5g. Sắc uống, ngày 1 thang. Nếu phân lỏng, gia Kha tử 10g. Nếu kém ăn, gia Mộc hương 10g.
Đồng thời với việc dùng thuốc uống trong, kết hợp với phương pháp điều trị ngoài như sau:
Dùng ngón tay cái xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ (lực xoa vừa phải) 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân mỗi bên từ 10-20 phút. Ngày xoa 2 lần sáng và chiều.
II. - Viêm họng mạn tính: Tuỳ theo 2 thể phế hư nhiệt hay phế hư hàn, dùng 1 trong 2 bài thuốc kinh nghiệm nói trên, kèm theo với bài thuốc kinh nghiệm sau:
Xạ can 15g, Liên kiều 15g, Cam thảo 6g, Dấm thanh 1/2 chén con. (không lầm với dấm ăn)
Cách dùng: Sắc đặc 3 vị thuốc. Sắc xong bỏ bã, khi uống hoà với dấm thanh.
Cách uống: Ngậm liên tục từng ngụm nhỏ và nuốt dần dần.
Phương pháp điều trị ngoài: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ day bóp 2 bên móng tay của đầu ngón tay cái bên kia và ngược lại. Lực vừa phải, mỗi bên 10-20 phút. Ngày 2 lần
Nguyễn Chu Công
(X1, Kim Thượng, xã Kim Bình,
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét