1. Tần suất mắc bệnh
Tỷ lệ mắc polyp đại trực tràng khác nhau theo các vùng địa lý và tăng theo tuổi. Tới hơn 60% những người trên 60 tuổi có polyp đại tràng (1). Tại Mỹ, tỷ lệ mắc nói chung ở người lớn khoảng 25%-50% (2).
KEM DANH RANG COLGATE GAY UNG THU
Tại Việt Nam, theo thống kê qua 2996 trường hợp được nội soi toàn bộ khung đại tràng thì tỷ lệ mắc polyp đại tràng là 10.7% (3).
2. Tại sao polyp đại tràng nguy hiểm?
Khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nó đứng sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau ung thư vú (theo Globalcan 20124).
Do mối liên quan của polyp với sự phát sinh ung thư đại tràng vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị polyp là một biện pháp quan trọng đề phòng ngừa phát sinh ung thư sau này.
3. Nguyên nhân gây polyp đại trực tràng
Cho đến nay người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của polyp đại tràng. Tuy nhiên người ta cho rằng polyp đại trực tràng là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, tác động của môi trường sống và lối sinh hoạt cá thể.
Polyp đại tràng là hậu quả của quá trình tăng sinh bất thường của lớp niêm mạc đại tràng và vì thế nó có thể là kết quả của một hay nhiều đột biến gen.
Một số yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng: Những người có các yếu tố sau có nguy cơ cao phát triển polyp và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên polyp hoặc ung thư đại trực tràng có thể phát hiện ở những người không có các yếu tố nguy cơ này:
• Nam có nguy cơ cao hơn nữ, tuổi > 50
• Béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo
• Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ
• Hút thuốc, uống rượu
• Lối sống ít hoạt động thể lực
• Gia đình có người bị polyp đại trực tràng
• Viêm đại tràng mạn tính
4. Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràng
Thời gian phát sinh ung thư kể từ khi hình thành polyp kéo dài khoảng trung bình 10 năm. Vì vậy 10 năm là khoảng thời gian được khuyên cáo cho sàng lọc polyp đại trực tràng bằng nội soi.
Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể ngắn hơn nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bênh ung thư đại tràng di truyền (hereditary non polyposis colorectal cancer) hay bệnh polyp đại tràng gia đình (familial adenomatous polyposis).
Nếu những người có tiền sử gia đình bị bệnh polyp hoặc ung thư đại tràng thì sẽ có nguy cơ cao hơn nhiều so với những người không có tiền sử. Vì vậy đối với những người này được khuyên nên đi kiểm tra thường xuyên hơn (2-3 năm/lần) ngay cả khi ở độ tuổi còn trẻ.
5. Biểu hiện của polyp đại trực tràng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có polyp đại trực tràng thường rất nghèo nàn, có khi không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi tình cờ phát hiện qua nội soi kiểm tra sức khỏe định kì. Mặc dù vậy một số triệu chứng có thể gặp như sau:
Đi ngoài phân có máu: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, có giá trị gợi ý chẩn đoán. Triệu chứng càng có giá trị khi phân mềm hoặc nhão mà có máu kèm theo.
Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài trên một tuần mà không rõ nguyên nhân. Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như đi ngoài nhiều lần, đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.
Đau bụng: Đây có thể cũng có thể coi là dấu hiệu thường gặp trong polyp đại trực tràng. Trong trường hợp polyp đại tràng to có thể gây ra tắc ruột.
6. Chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng
Chẩn đoán xác định polyp đại trực tràng phải dựa vào nội soi. Phát hiện sớm polyp đại trực tràng là rất quan trọng vì trong quá trình nội soi, bác sỹ có thể cắt loại bỏ polyp và tiến hành xét nghiệm xác định loại mô bệnh học của polyp giúp tiên lượng bệnh vì mỗi loại polyp có nguy cơ phát sinh ung thư khác nhau.
Trong trường hợp polyp lớn, polyp ở các vị trí khó có thể cắt bỏ hoàn toàn trong quá trình nội soi, hoặc polyp ở nhiều vị trí khác nhau (đa polyp) thì người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.
7. Phòng ngừa polyp đại trực tràng
Duy trì chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh có thể giúp phòng ngừa phát triển polyp đại trực tràng. Chế độ ăn tăng cường rau và hoa quả, lúa mạch, bổ sung thức ăn giàu vitamin D và canxi.
Bỏ thuốc lá và cai rượu, duy trì chế độ tập luyện thể dục thường xuyên, giảm cân, giảm chế độ ăn nhiều chất béo. Không ăn nhiều thịt đỏ và các thức ăn chế biến sẵn ngoài hàng quán, chợ.
Tại Việt Nam, theo thống kê qua 2996 trường hợp được nội soi toàn bộ khung đại tràng thì tỷ lệ mắc polyp đại tràng là 10.7% (3).
2. Tại sao polyp đại tràng nguy hiểm?
Khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nó đứng sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau ung thư vú (theo Globalcan 20124).
Do mối liên quan của polyp với sự phát sinh ung thư đại tràng vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị polyp là một biện pháp quan trọng đề phòng ngừa phát sinh ung thư sau này.
3. Nguyên nhân gây polyp đại trực tràng
Cho đến nay người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của polyp đại tràng. Tuy nhiên người ta cho rằng polyp đại trực tràng là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, tác động của môi trường sống và lối sinh hoạt cá thể.
Polyp đại tràng là hậu quả của quá trình tăng sinh bất thường của lớp niêm mạc đại tràng và vì thế nó có thể là kết quả của một hay nhiều đột biến gen.
Một số yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng: Những người có các yếu tố sau có nguy cơ cao phát triển polyp và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên polyp hoặc ung thư đại trực tràng có thể phát hiện ở những người không có các yếu tố nguy cơ này:
• Nam có nguy cơ cao hơn nữ, tuổi > 50
• Béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo
• Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ
• Hút thuốc, uống rượu
• Lối sống ít hoạt động thể lực
• Gia đình có người bị polyp đại trực tràng
• Viêm đại tràng mạn tính
4. Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràng
Thời gian phát sinh ung thư kể từ khi hình thành polyp kéo dài khoảng trung bình 10 năm. Vì vậy 10 năm là khoảng thời gian được khuyên cáo cho sàng lọc polyp đại trực tràng bằng nội soi.
Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể ngắn hơn nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bênh ung thư đại tràng di truyền (hereditary non polyposis colorectal cancer) hay bệnh polyp đại tràng gia đình (familial adenomatous polyposis).
Nếu những người có tiền sử gia đình bị bệnh polyp hoặc ung thư đại tràng thì sẽ có nguy cơ cao hơn nhiều so với những người không có tiền sử. Vì vậy đối với những người này được khuyên nên đi kiểm tra thường xuyên hơn (2-3 năm/lần) ngay cả khi ở độ tuổi còn trẻ.
5. Biểu hiện của polyp đại trực tràng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có polyp đại trực tràng thường rất nghèo nàn, có khi không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi tình cờ phát hiện qua nội soi kiểm tra sức khỏe định kì. Mặc dù vậy một số triệu chứng có thể gặp như sau:
Đi ngoài phân có máu: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, có giá trị gợi ý chẩn đoán. Triệu chứng càng có giá trị khi phân mềm hoặc nhão mà có máu kèm theo.
Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài trên một tuần mà không rõ nguyên nhân. Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như đi ngoài nhiều lần, đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.
Đau bụng: Đây có thể cũng có thể coi là dấu hiệu thường gặp trong polyp đại trực tràng. Trong trường hợp polyp đại tràng to có thể gây ra tắc ruột.
6. Chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng
Chẩn đoán xác định polyp đại trực tràng phải dựa vào nội soi. Phát hiện sớm polyp đại trực tràng là rất quan trọng vì trong quá trình nội soi, bác sỹ có thể cắt loại bỏ polyp và tiến hành xét nghiệm xác định loại mô bệnh học của polyp giúp tiên lượng bệnh vì mỗi loại polyp có nguy cơ phát sinh ung thư khác nhau.
Trong trường hợp polyp lớn, polyp ở các vị trí khó có thể cắt bỏ hoàn toàn trong quá trình nội soi, hoặc polyp ở nhiều vị trí khác nhau (đa polyp) thì người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.
7. Phòng ngừa polyp đại trực tràng
Duy trì chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh có thể giúp phòng ngừa phát triển polyp đại trực tràng. Chế độ ăn tăng cường rau và hoa quả, lúa mạch, bổ sung thức ăn giàu vitamin D và canxi.
Bỏ thuốc lá và cai rượu, duy trì chế độ tập luyện thể dục thường xuyên, giảm cân, giảm chế độ ăn nhiều chất béo. Không ăn nhiều thịt đỏ và các thức ăn chế biến sẵn ngoài hàng quán, chợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét