Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Ảnh hưởng của trầm cảm đối với cơ thể

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi khoảng 850.000 mạng người mỗi năm.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận và gây ra những thay đổi khắp cơ thể. Những người mắc bệnh thường phát triển các vấn đề sức khỏe khác. 



Người trầm cảm không chỉ thường xuyên buồn rầu, chán nản mà còn đối mặt với nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Hệ thần kinh trung ương

Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Bệnh đặc biệt khó phát hiện ở trẻ em, nhóm người thường không thể nói rõ các triệu chứng đang gặp phải hoặc người lớn tuổi thường đánh đồng với các triệu chứng của bệnh tuổi già.

Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm thường xuyên đau buồn và cảm giác tội lỗi. Người bệnh thường phàn nàn về cảm giác mệt mỏi trong cả ngày. Họ cũng có xu hướng khó ngủ.

Các triệu chứng khác bao gồm khó chịu, tức giận, không quan tâm đến những hoạt động giao tiếp hay giải trí, bao gồm cả quan hệ tình dục. Nó có thể được mô tả như cảm giác trống vắng hay tuyệt vọng. Một số người có thể cảm thấy khó khăn để bày tỏ cảm xúc thành lời. Người thường xuyên khóc có thể là dấu hiệu của trầm cảm, nhưng không phải ai trầm cảm cũng thường khóc hay kêu ca chán nản.

Các triệu chứng khác bao gồm thiếu tập trung, gặp vấn đề về bộ nhớ hay đưa ra quyết định khó khăn. Những người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lịch trình làm việc bình thường hoặc thực hiện nghĩa vụ xã hội.

Một số người đang bị trầm cảm có thể sử dụng rượu hoặc ma túy. Họ có nguy cơ không điều tiết được liều lượng hoặc lạm dụng chúng.

Người bị trầm cảm thường tránh nói về vấn đề nào đó hoặc cố gắng che giấu vấn đề. Họ có thể suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, suy nghĩ về cái chết hoặc tự làm tổn thương chính mình. Vậy nên bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ tự tử rất cao.

Trẻ em bị trầm cảm thường do áp lực lớn hoặc quá chán nản. Dấu hiệu bao gồm lo lắng và không sẵn sàng cho việc đi học. Những đứa trẻ bị trầm cảm cũng dễ cáu kỉnh và hành động tiêu cực.

Trầm cảm có thể gây nhức đầu, đau nhức cơ thể mạn tính, cơn đau khó điều trị bằng thuốc.
Hệ tiêu hóa

Trầm cảm có thể khiến người bệnh thèm ăn. Một số người đối phó bằng cách ăn quá nhiều. Điều này có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến cân nặng, béo phì như bệnh tiểu đường loại 2.

Một số người lại chán ăn hoặc không thích thức ăn bổ dưỡng. Họ gặp một số vấn đề như đau bụng, chuột rút, táo bón hoặc suy dinh dưỡng. Các triệu chứng có thể không được cải thiện dù bệnh nhân uống thuốc.
Tim mạch và hệ miễn dịch

Bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ bị đau tim cao hơn cả người hút thuốc lá, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao. Ảnh: HealthiNation.



Trầm cảm và căng thẳng có liên quan chặt chẽ. Hormone stress làm tăng nhịp tim và làm cho các mạch máu co thắt mạnh, cơ thể bạn đối mặt áp lực lớn kéo dài. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến bệnh tim.

Theo Đại học Y Havard, những bệnh nhân bị trầm cảm khi nhập viện có nguy cơ cao gấp 2-5 lần bị đau ngực, đau tim, đột quỵ trong năm tiếp theo. Khả năng tái phát của bệnh tim mạch được liên kết với bệnh trầm cảm cao hơn so với hút thuốc lá, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao. Nếu không điều trị, trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân sau một cơn đau tim.

Trầm cảm và căng thẳng còn có thể tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét